Cỏ lá tre
Tên tiếng Việt: Cỏ lá tre, Đạm trúc diệp, Cỏ lông lợn, Nhả mạy phẻo, Mác pang pầu (Tày), Co tạng pầu (Thái), Sàng cay nua dòi (Dao)
Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn.
Họ: Poaceae
Công dụng: Rễ có tác dụng thanh lương giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, chống nôn, long đờm, chữa trẻ em sốt cao co giật, viêm tuyến nước bọt, viêm đường tiết niệu, đái ra máu (Rễ).
A. Mô tả:
- Cỏ sống dai, cao 40-100cm. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, mọc so le, nom giống lá tre, mặt trên ít lông, mặt dưới nhẵn. Cụm hoa hình bông thưa, gồm nhiều bông nhỏ dài màu trắng. Quả hình thoi.
- Ra hoa từ tháng 7-11.
B. Bộ phận dùng:
Toàn cây – Herba Lophatheri; Thường gọi là Ðạm trúc diệp.
C. Nơi sống và thu hái:
Cây của vùng Ấn Ðộ, Malaixia, mọc hoang ở những chỗ ẩm và có sáng dọc các lối đi trong rừng ở nhiều nơi. Thu hái thân cây non và lá vào mùa hạ, trước khi hoa nở, phơi khô.
D. Thành phần hoá học:
Có arundoin, cylindrin, taraxerol, còn có các acid hữu cơ, các loại đường.
E. Tính vị, tác dụng:
Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu. Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay; lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ. Ðàn bà có thai uống nhiều sẽ gây đẻ non.
F. Công dụng, chỉ định và phối hợp:
- Bệnh sốt khát nước, trẻ em sốt cao, co giật, phiền táo;
- Viêm hầu, viêm miệng, đau mồm, sưng tuyến nước bọt;
- Viêm đường tiết niệu, giảm niệu, đái ra máu. Dùng 10-15g dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc:
- Sốt có khát nước, dùng Cỏ lá tre 30g, Sắn dây 15g, sắc uống.
- Ðau mồm, giảm niệu dùng Cỏ lá tre 12g. Sinh địa (không đồ) 20g. Cam thảo 6g, sắc uống.
- Ðái ra máu, dùng Cỏ lá tre, rễ Cỏ tranh, đều 15g, sắc uống.
Nhận xét
Đăng nhận xét