đi tham quan địa đạo Củ Chi – T.P Hồ Chí Minh, đã được mời dùng nước củ Rau mốp có pha thêm lá dừa, uống rất thơm và đã mua một gói củ Rau mốp xắt phơi khô có ghi trên nhãn là “Mát gan, giải độc, lợi tiểu, ngủ ngon”.
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi đã tra cứu và xác định được Rau mốp chính là cây Ráy gai, tên khoa học Lasia spinosa (L.) Thwaites (Dracontium spinosum L.), thuộc họ Ráy - Araceae.
Ráy gai còn có nhiều tên khác như Chóc gai, Móp gai, Mớp gai, Mác gai, Sơn thục gai, Khoai sọ gai,… Sách thuốc Trung Quốc thường gọi là Thích vu (刺芋) hay Lặc từ cô (竻慈姑).
Theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam của TS Võ Văn Chi, ráy gai là cây thảo có thân rễ và cuống lá đều có gai. Lá hình mũi tên về sau xẻ lông chim, có khi đa dạng; cuống lá có bẹ. Cụm hoa không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín.
Trục hoa hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Hoa nhiều, tất cả đều lưỡng tính. Bao hoa gồm 4-6 mảnh, bộ nhị gồm 4-6 nhị có chỉ nhị ngắn, bầu 1 ô có chứa 1 noãn treo. Quả mọng hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở đỉnh; hạt dẹp. Ra hoa vào mùa hạ. Ở nước ta, cây mọc hoang ở gần mép nước, các mương rạch, chỗ có nước đọng nhưng không sâu, nhiều bùn, thường tập trung thành đám.
Thu hái toàn cây quanh năm, thân rễ mang về, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và gừng, sau đó đồ mềm, thái mỏng, sao vàng.
Ráy gai - Lasia spinosa được trồng tại phường Hòa Thọ Đông. Ảnh: PCT |
Thành phần hóa học trong cây chứa saponin triterpen; thân rễ chứa nhiều tinh bột.
Theo Đông y, Ráy gai vị đắng chát, cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng tiêu viêm giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, lợi niệu tiêu thũng. Thân rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, sinh tân chỉ khát, khứ ứ, sinh cơ, chỉ thống.
Nhân dân vẫn dùng lá non làm rau ăn. Ráy gai, chủ yếu là thân rễ được dùng chữa viêm thận phù thũng, đau nhức các khớp xương từ đầu gối xuống bàn chân, đau nhức lưng, đau nhức đầu, táo bón, các bệnh về gan, viêm gan nhẹ, xơ gan cổ trướng. Còn dùng chữa ho và viêm họng, di chứng do sốt rét, mụn ở mặt, ngứa lở ngoài da. Liều dùng 12-16g, dạng thuốc sắc.
Ở Ấn Độ, thân rễ được dùng làm thuốc trị đau ngực; lá và rễ dùng trị bệnh trĩ; cuống lá giã ra thêm nước cho trâu bò uống trị bệnh đau ngực.
Ở Trung Quốc, người ta dùng Ráy gai để trị sưng vú, cao huyết áp, chó dại cắn, phong thấp, đòn ngã, bạch đới, đau bụng kinh, viêm dạ dày mạn tính, tiêu hóa không tốt, ho do phổi nóng, viêm thận phù thũng, đái đục, viêm tuyến mang tai, mụn nhọt sưng lở. Dùng ngoài đắp trị rắn độc cắn, viêm hạch bạch huyết, lao hạch.
Tham khảo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN, chúng tôi thấy có một đoạn đáng chú ý: “Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội miền Đông Nam bộ đã dùng rộng rãi Ráy gai để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt.
Năm 1973, Xưởng Dược X, thuộc Phòng Quân Y B đã sản xuất viên Ráy gai dùng điều trị trên lâm sàng và viên Ráy gai phối hợp với bột Nghệ để làm thuốc bổ gan”. Có thể đây là kinh nghiệm riêng của VN, cần nghiên cứu thêm để phát huy, vì chúng tôi chưa thấy có ghi nhận nào về Ráy gai trị viêm gan trong y văn Trung Quốc.
Dưới đây là một số bài thuốc có dùng củ Ráy gai:
1. Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt: Ráy gai, Cẩu tích, Huyết đằng, Kim cang, Ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống. (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN).
2. Chữa thiên trụy (sa dái, thoát vị bẹn): Ráy gai 12g, Hạt vải 10g, Lá trâu cổ 10g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày. (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN).
3. Chữa bạch đới, thống kinh, viêm thận, tiểu đục: Ráy gai (toàn cây) 9-15g, sắc thuốc thang uống hoặc hầm với xương heo dùng. (Quảng Tây bản thảo tuyển biên).
4. Chữa đau khớp do phong thấp, tổn thương do té ngã: Ráy gai (toàn cây) 9-15g sắc uống hoặc dùng 60g ngâm trong nửa lít rượu, vừa uống trong vừa xoa ngoài. (Quảng Tây bản thảo tuyển biên).
5. Ung nhọt, sưng quai bị: Ráy gai tươi cả rể củ cọng lá giã nhuyễn đắp. (Quảng Tây bản thảo tuyển biên).
6. Trị viêm gan siêu vi B: Ráy gai khô 20g, Diệp hạ châu (Chó đẻ thân xanh) 20g (tươi 40g), Cỏ mực 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo (Cỏ lưỡi rắn) 20g, Bán chi liên (hoặc Xuyên tâm liên) 12g, Mã đề 20g, nấm Linh chi xay, tán mịn 12g. Dược diệu khô, rửa sạch, chặt nhỏ, thêm bột Linh chi và 2 lít nước, nấu sôi 30 phút, chắt ra chai uống thay nước trà trong ngày. Dùng 3 tháng trở lên. (Tạp chí Thuốc & Sức khỏe số 381, tr.16).
Nhận xét
Đăng nhận xét