Chuyển đến nội dung chính

Hải mã (cá ngựa)

Hải mã (cá ngựa) -“Viagra” động vật trong dân gian

Giới thiệu về Đặc điểm sinh học của hải mã
Hải mã là loài cá sống ở các vùng biển của nhiều nước trên thế giới. Nước ta hải mã cũng có nhiều ở những vùng ven biển.


Tên Việt của hải mã là cá ngựa (thuộc chi Hippocampus) họ cá chìa vôi (Syngnathidae). Hải mã thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng, dài từ 5- 20cm, có loài dài tới 30cm. Đầu giống đầu ngựa nằm ngang, vuông góc với thân hoặc gấp xuống và đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng có vây to, bụng phình không vây, vây ngực và vây hậu môn nhỏ. Con đực có túi ở bụng để hứng trứng do con cái đẻ vào nên vẫn lầm tưởng là con cái. Đuôi dài, xoắn tròn về phía trước, không có vây. Màu sắc của hải mã thường màu vàng, trắng, vàng nâu, có khi pha đỏ hoặc xanh, đen nhạt.

Công dụng của hải mã
Theo Đông y, hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ôn, không độc, đi vào thận kinh. Có công năng làm tráng dương, kích thích sinh dục, gây hưng phấn, làm ấm thủy tạng, trị đau bụng do khí huyết, phục hồi chức năng thận và trị viêm thận mãn tính. Tác dụng làm cường dương, tăng sinh dục, và dễ sinh. Chủ trị yếu sinh lý ở nam giới, liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy. Ngoài ra còn dùng trong chữa hen suyễn, thở khò khè, tiểu són, trị viêm thận mãn tính... Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra với người âm hư, nội nhiệt, cảm mạo cũng không nên dùng. Dạng sử dụng thông thường là bột, viên hoàn hoặc rượu ngâm.
Ngoài ra, loại cá ngựa này là loại hải sản quý hiếm vì rất khó đánh bắt, thường được dùng để ngâm rượu uống giúp bổ thận tráng dương (theo BS.Đào minh Sơn - sức khoẻ & đời sống )
Trong dân gian, người ta hay ngâm rượu hải mã trưng trong nhà và sử dụng, mời khách trong những bửa cởm thân mật hoặc dùng làm quà tặng (đặc biệt hiệu quả để lấy lòng bố vợ tương lai)
Những phương thuốc tiêu biểu

Các bạn có thể tham khảo và tùy theo bệnh chứng để chọn lựa áp dụng sao cho phù hợp, an toàn, hiệu quả.
Dùng hỗ trợ trong trị nam yếu sinh lý, nữ chậm con (chọn lấy 1 phương thích hợp):
Chỉ dùng riêng hải mã một đôi (1 đực, 1 cái), sấy khô tán vàng, tán nhỏ rây bột mịn, ngày uống 2-5g chiêu với rượu. Hoặc dùng phối hợp gồm: hải mã 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả thái nhỏ cho vào 1 lít rượu gạo cao độ, ngâm chiết lạnh từ 7-10 ngày (đây là phương pháp chiết lạnh nên hàng ngày cần lấy chai hay lọ ngâm thuốc và lắc nhẹ từ 1- 2 lần trong suốt thời gian ngâm) mới dùng, nếu để lâu càng tốt. Mỗi ngày uống từ 20-40ml chia làm 2 lần.

Người không uống được rượu sử dụng 1 đôi hải mã (đực và cái), ngài tằm đực 5 con, tôm càng 20g, tất cả sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 2-5g chiêu với nước ấm.
Chữa viêm thận mãn tính: 1 đôi hải mã (đực và cái), rang chín vàng giòn, tán bột mịn, bổ đôi bầu dục lợn 2 quả, nhét bột đã tán mịn vào trong gấp lại buộc chặt cho vào hấp cách thủy cho chín rồi mang ra ăn hết trong ngày. Cần ăn liền nửa tháng (15 ngày).
Ngoài ra, hải mã còn được dùng chữa thở khò khè, hen suyễn, đái són: 1 đôi hải mã (đực và cái) tán thành bột, đương quy 10g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày.
Dùng ngoài, hải mã tán thành bột mịn, rắc chữa mụn nhọt, lở loét.

Rượu hải mã - “Viagra” động vật
1 đôi hải mã, chim bìm bịp 1 con, tắc kè 1 con, củ sâm cau 30-50g, ngâm trong 5 lít rượu thời gian 30-60 ngày là được, tuy nhiên để càng lâu càng tốt. Mỗi lần uống từ 25-30ml, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn làm khai vị, đồng thời có thể kết hợp nhắm các món ăn.
Hải mã còn được bào chế với nhung hươu, ngài tằm đực, nhân sâm, ba kích, hà thủ ô, hồ đào... thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70o) và viên bao với tên gọi là Bipharton theo Chương trình nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại của Nhà nước.

Phương thức ngâm rượu hải mã truyền thống
Hải mã (giã nát) 18 cặp ( đực, cái), nhân sâm 20g, lộc nhung 20g, dâm dương hoắc 20g, ba kích 50g, long nhãn 30g, đỗ trọng 20g, ngưu tất 20g, câu kỷ tử 20g, phá cổ chỉ 10g, rượu gạo 40 độ 5 lít.
Hải mã của công ty Chấn Phi

Nguồn gốc xuẩt xứ: vùng biển đảo phú quốc.
Đặc điểm:
+ Hải mã được đánh bắt tự nhiên từ biển phú quốc.
+ Hải mã trưởng thành, khích thước từ 12cm đến 15cm.
+ Màu sắc: Vàng nhạt, nâu, xám đen, trắng.




Giá bán:

* 180.000vnd/1 cặp nếu quí khách mua dưới 10 cặp.
* 150.000vnd/1 cặp nếu quí khách mua trên 10 cặp.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .