Chuyển đến nội dung chính

Gỗ Việt vẫn 'ngủ' trong rừng



TP - Hôm qua, gần 300 đại diện ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam tập trung làm rõ những điểm yếu của ngành này như thiếu nguyên liệu, phụ thuộc thị trường trung gian, cấp chứng chỉ rừng, nguồn gốc gỗ…
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham quan gian hàng đồ gỗ mỹ nghệ tại Festival  Ảnh: Việt Hương
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham quan gian hàng đồ gỗ mỹ nghệ tại Festival. Ảnh: Việt Hương .
Tại hội thảo Phát triển chế biến thương mại lâm sản gắn với quản lý rừng bền vững (trong khuôn khổ Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ nhất) diễn ra ngày 27-3 tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, ông Cao Chí Công, Vụ Sử dụng rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) nói:
“Ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi Trung Quốc là 16.000 USD, Malaysia là 17.500 USD, Đức 70.000 USD/công nhân/năm. Điều đó chứng tỏ sức tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam không chỉ yếu mà không có sự đổi mới trong công nghệ sản xuất, chủ yếu dựa vào khách hàng nước ngoài thiết kế mẫu và đặt hàng”.
Tác phẩm Cửu Long Tranh Châu bằng gốc gỗ trắc trưng bày tại Festival
Tác phẩm Cửu Long Tranh Châu bằng gốc gỗ trắc trưng bày tại Festival .
Ngoài ra, phải nhập khẩu 80% nguyên liệu, trong khi gỗ có chứng chỉ vừa đắt vừa khó tìm… Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) nói rằng, trung bình hằng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD gỗ nguyên liệu vì nhu cầu trong nước chỉ đáp ứng 20-30%. Ngoài khâu ăn đong nguyên liệu, ta còn phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để tiếp cận các thị trường như Mỹ, Nhật, EU…
Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Trưởng Ban tổ chức Festival, nói:
“Bình Định được mệnh danh là một trong những thủ phủ chế biến và sản xuất đồ gỗ của Việt Nam. Festival lâm sản lần đầu tiên chọn Bình Định làm nơi diễn ra sự kiện này cũng là nhằm phát huy vai trò, tiềm năng của ngành lâm sản nước nhà”.  
Ông Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý bảo vệ - Chứng chỉ rừng, nhận định: “Hai rào cản rất lớn hiện nay là chứng chỉ rừng và nguồn gốc gỗ. Chứng chỉ rừng là để bảo vệ được tiêu chuẩn rừng (Việt Nam hiện có hơn 20.000 ha rừng có chứng chỉ).
Chính sách đất đai không nhất quán (chỉ trong 10 năm Luật Đất đai bổ sung đến 4 lần) lại vướng khâu quản lý thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền và cán bộ địa chính. Bởi vậy, cần nghiên cứu, sửa đổi thủ tục và quy trình cấp sổ đỏ, khi đó mới mong tìm ra nguồn nguyên liệu gỗ có nguồn gốc”.
Tuy nhiên, thời gian qua, ngành đồ gỗ Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, đứng thứ hạng cao về xuất khẩu trong ASEAN. Nếu nhìn vào tỷ trọng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trên thị phần thế giới khoảng 1,5%, thì có thể thấy triển vọng gia tăng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam là rất lớn, nhiều đại biểu nói.
Theo thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong quý I-2011, doanh nghiệp trong ngành đã có hợp đồng đến hết năm, dự kiến tăng trưởng của ngành năm 2011 là 30%.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD, tăng hơn 10 lần so với 10 năm trước, chiếm vị trí thứ 5 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của cả nước. Việt Nam hiện có trên 2.500 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, trong đó có 970 đơn vị chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu, hơn 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Sản phẩm có mặt tại 120 quốc gia.
Việt Hương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .