Chuyển đến nội dung chính

Sốc với "sinh vật mới" khiến 8 loài người khác tuyệt chủng


300.000 năm về trước, có tổng cộng 9 loài người sinh sống trên trái đất, nay chỉ còn 1. "Thủ phạm" chính là loài người số 9, mới sinh ra vào thời điểm đó – Homo Sapiens.

Sốc với "sinh vật mới" khiến 8 loài người khác tuyệt chủng - 1
Người Neanderthals - ảnh: BẢO TÀNG NEADERTHALS
Nhà cổ sinh vật học và sinh học tiến hóa Nick Longrich từ Đại học Bath (Anh) vừa có bài viết trên tờ The Conversation về 8 loài người đã biến mất trong "cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6", dựa trên các bằng chứng khoa học mới nhất mà ông và các cộng sự đã tìm tòi nghiên cứu.
Theo tác giả Longrich, 300.000 năm về trước, có tổng cộng 9 loài người lang thang trên mặt đất bao gồm: 
01/ Người Neanderthals – những thợ săn sống ở thảo nguyên lạnh giá Châu Âu; 
02/ Người Denisovans ở Châu Á; 
03/ Người Homo erectus ở Indonesia; 
04/ Người Homo rhodesiensis ở Trung Phi; 
05/ Người Homo naledi ở Nam Phi; 
06/ Người Homo luzonensis ở Philippines; 
07/ Người Homo floresiensis ở Indonesia; 
08/ Người hang động bí ẩn Red Deer ở Trung Quốc; 
09/ Người Homo Sapiens sinh ra ở Nam Phi 
rồi di cư khắp thế giới.
Hiện tại, chỉ còn mỗi Homo Sapiens (Người Tinh Khôn, Người Hiện Đại) độc chiếm chi Người và địa cầu. Đó chính là chúng ta. Trong nghiên cứu của tác giả Longrich, cũng chính chúng ta, một loài mới ra đời quanh thời điểm 300.000 năm về trước đó, là thủ phạm của "cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6" tuyệt diệt 8 loài người còn lại và vô số sinh vật khác.
Sốc với "sinh vật mới" khiến 8 loài người khác tuyệt chủng - 2
Người hang động Red Deer 
Nói đúng hơn, đó là cuộc di cư của tổ tiên chúng ta, một loài mới với những sinh vật có sức khỏe và khả năng thích nghi tốt hơn, thông minh hơn, khéo léo hơn, đủ sức làm ra các công cụ và vũ khí tinh vi hơn các loài còn lại của chi Người. Một số nghiên cứu trước đó đã chứng minh Homo Sapiens từng sống cùng các loài người khác trên đường di cư khắp thế giới của mình, tạo nên khắp thế gian những đứa con lai từ các cuộc hôn phối dị chủng. Nhiều người Bắc Âu ngày nay còn mang hộp sọ kiểu Neanderthals. Nhiều người Châu Á ngày nay mang chiếc chân răng đặc trưng Denisovans.
Sốc với "sinh vật mới" khiến 8 loài người khác tuyệt chủng - 3
Người Denisovans - ảnh: Maayan Harel
"Đại tuyệt chủng lần thứ 6" đã kéo dài trong khoảng 40.000 năm, thay đổi hoàn toàn địa cầu, mà kết thúc là sự biến mất của hàng loạt động vật có vú kỷ băng hà. Nhưng trước đó, các loài người khác đã bị tiêu diệt trước. "Chúng ta là một loài nguy hiểm đặc biệt. Chúng ta săn những con ma mút, những con lười khổng lồ đến tuyệt chủng. Chúng ta phá hủy đồng bằng và rừng để canh tác, sửa đổi hơn một nửa diện tích đất hành tinh, thay đổi khí hậu hành tinh. Nhưng chúng ta nguy hiểm nhất đối với các quần thể người khác, bởi chúng ta cạnh tranh về tài nguyên và đất đai" – tác giả Longrich khẳng định.
Sốc với "sinh vật mới" khiến 8 loài người khác tuyệt chủng - 4
Hộp sọ mang dấu vết chiến tranh của người Neanderthals
Các bằng chứng khảo cổ đã cho thấy những vết thương chiến tranh thảm khốc trên cơ thể các người đàn ông Neanderthals, được cho là loài người khác cuối cùng sống cạnh chúng ta. Và cũng rất nhiều vũ khí cổ đại và bằng chứng về các chiến thuật sơ khai cho thấy chúng ta tinh vi hơn họ, dù bản thân người Neanderthals cũng là những thợ săn ma mút dũng cảm.
Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy Homo Sapiens đã nhân đôi số lượng sau mỗi 25 năm, và nhanh chóng tạo được một đội quân đông đảo cho dù là loài mới, sinh sau đẻ muộn hơn các loài kia rất nhiều. Nói cách khác, dù "cao cấp" hơn các loài người cổ khác, phải thừa nhận Homo Sapiens thuở sơ khai từng là một loài hung dữ và thiện chiến.
Một số nghiên cứu trước đó còn cho thấy khả năng thích nghi cao, nguồn lương thực đa dạng (có thể ăn thực vật và cá nhiều hơn đa số các loài khác – vốn chỉ ăn thịt thú rừng săn bắn được), khả năng sốt sót khi có sự trao đổi bệnh tật giữa 2 loài người với nhau… đã giúp Homo Sapiens trở thành loài thống trị.























Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .